Phao túi khí hạ thủy
Phương pháp hạ thủy bằng phao túi khí hạ thủy mới được phát minh ra. Và đã được ứng dụng rộng rãi cũng như kiểm nghiệm trong nhiều năm ở các nhà máy đóng tàu. Tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo phương pháp này, các túi khí được nén với áp suất cao. Trở thành những con lăn mềm để tàu lăn trên đó.
Trên nền xi măng có độ dốc về phía biển người ta tiến hành lắp ghép các khối ụ, phân, tổng đoạn để đóng mới một con tàu. Quá trình thi công vẫn được thực hiện trên những đế kê bằng thép và gỗ như bình thường. Tới thời gian hạ thủy người ta bắt đầu lồng những túi khí cao su lót dưới đáy tàu. Sau đó dùng máy nén khí bơm căng, con tàu được nâng lên và tất cả những đế kê sẽ được tiến hành dỡ bỏ. Việc giữ áp lực cho từng túi luôn được theo dõi chặt chẽ. Con tàu nằm ổn định trên các túi khí, phía mũi tàu được neo bằng cáp để giữ tàu cố định không bị trượt. Khi phát lệnh hạ thủy người ta nhả tời neo mũi. Lúc đó các túi khí sẽ trở thành những con lăn mềm đưa tàu xuống nước.
Quy trình hạ thủy bằng phao túi khí:
Bước 1: Kiểm tra túi khí
Trước khi đem túi khí về để sử dụng, các túi khí cần được kiểm tra tại các áp suất và thời gian theo nhà sản xuất cho phép. Thông thường là tại áp suất 0.15Mpa được giữ trong 30- 60 phút và áp suất của túi khí không được giảm quá 5% áp suất ban đầu.
Bước 2: Dọn dẹp sạch sẽ đường trượt của tàu, trải bạt lót
Sau khi các túi khí đã được kiểm tra, công việc tiếp theo là dọn dẹp sạch sẽ đường trượt của tàu, trải bạt lót. Công việc này rất quan trọng bởi đường trượt cần được dọn dẹp sạch sẽ. Để tránh các nguy cơ làm thủng, nổ túi khí do các tác nhân như đá, vật thể nhọn.
Bước 3: Chèn túi khí vào đáy tàu tại các vị trí xác định
Khi chèn túi khí phải chắc chắn rằng các túi khí được đặt vuông góc với trục tâm của tàu.
Bước 4: Căng dây cáp tời để giữ tàu
Song song với đó là việc căng dây cáp tời, bằng cách sử dụng các thiết bị (như tời, pulley, mani, dây cáp thép…). Để giữ tàu chuẩn bị cho việc bơm túi khí và tháo đôn kê dưới đáy tàu.
Bước 5: Bơm túi khí tới độ cao có thể gỡ bỏ các đôn kê dưới đáy tàu
Sau khi các túi khí được chèn vào đáy tàu tại các vị trí xác định. Sử dụng máy nén khí và ống hơi để bơm hơi vào túi khí. Nâng tàu lên khỏi các gối đỡ dưới đáy tàu tới một độ cao nhất định và gỡ bỏ những gối đỡ này.
Bước 6: Theo dõi chặt chẽ để giữ ổn định áp suất
Các túi khí sau khi toàn bộ tàu được nằm trên túi khí. Lúc này toàn bộ trọng lượng con tàu đè lên túi khí. Việc giữ áp lực cho từng túi luôn được theo dõi chặt chẽ, cho đến lúc cắt dây để đưa tàu xuống nước. Chiếc tàu nằm ổn định trên các túi khí, phía mũi tàu được neo bằng cáp. Để giữ tàu ổn định không bị trôi.
Bước 7: Di chuyển tàu tới vị trí hạ thủy để cắt dây đưa tàu xuống nước
Số lượng túi khí phải được tính toán cẩn thận để có thể nâng được toàn bộ trọng lượng của con tàu. Điều này phải có trong phương án hạ thuỷ đã được tính toán trước.
Tàu sẽ dịch chuyển rất chậm (3- 6m/phút) trên các túi khí từ vị trí ban đầu tới vị trí hạ thủy. Công việc này sẽ thực hiện trong thời gian thủy triều xuống thấp Và đợi thủy triều lên cao (3- 3.5m) sẽ cắt dây đưa tàu xuống nước.
CÔNG TY TNHH TM XNK BIỂN ĐÔNG
- VP tại HCM: 51/12/13 Trần Thị Trọng, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM.
- Phone: 086 9229 639 – 0919 103 555
- Website: https://tuikhibiendong.com
- Email: tuikhibiendong@gmail.com
- Fanpage:https://www.facebook.com/TUIKHIBIENDONG