Lợi thế của ngành đóng tàu Việt Nam
- Với đường bờ biển dài cùng với vùng đặc quyền kinh tế trên biển Đông rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam là nước có vị trí thuận lợi để phát triển ngành đóng tàu.
- Không chỉ có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà ngành đóng tàu còn luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”. Việt Nam xác định kinh tế biển là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển/ Từ đó tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cơ cấu kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Bên cạnh đó, nhu cầu vận chuyển bằng đường biển ngày một tăng cao. Nên ngành công nghiệp đóng tàu sẽ có nhiều cơ hội về thị trường. Đặc biệt, nhu cầu vận tải tăng những năm gần đây. Khi Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu, khi cơ hội hội nhập ngày càng sâu rộng. Thì Việt Nam cần xác định mình ở một vị thế khác, không thể quá phụ thuộc vào các hãng tàu quốc tế như hiện nay.
- Hiện nay, cơ hội sửa chữa tàu biển đến nhiều hơn. Vì vậy, ngành đóng tàu Việt Nam cũng có tiềm năng để phát triển mạnh mẽ hơn.
Những khó khăn của ngành đóng tàu
Để vực dậy ngành đóng tàu, các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam cần:
Tính toán giảm thiểu chi phí. Bảo đảm về tiến độ cũng như chất lượng thực hiện hợp đồng. Cần tiếp nối được truyền thống của ngành đóng tàu Việt Nam. Kết nối lại với những bạn hàng lớn mà các doanh nghiệp đóng tàu trong nước đã từng hợp tác đóng những con tàu rất lớn lên tới 53.000 – 56.000 tấn như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp:
Đầu tư tàu chuyên dụng. Đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước như khí hóa lỏng, xi măng rời, tàu dầu thô trọng tải lớn. Thay thế tàu nước ngoài; hỗ trợ đầu ra cho các doanh nghiệp đóng tàu, góp phần phát triển vận tải đường thủy trong nước và cạnh tranh với các hãng vận tải lớn trên thế giới.
Bên cạnh việc đóng mới thì việc sửa chữa tàu cũng cần được quan tâm nhiều hơn
Việt Nam hiện có một vài nhà máy sửa chữa tàu nhưng không được đầu tư bài bản. Không có chiến lược, không có khả năng tiếp cận được tàu loại lớn. Nhiều con tàu của Việt Nam phải đi sửa ở nước ngoài. Muốn thu hút được khách, công tác tổ chức sửa chữa phải hợp lý, uy tín. Việc sửa chữa không chỉ sửa chữa vỏ tàu mà phải sửa toàn bộ hệ thống khác.
Mặt khác, cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ ngành công nghiệp tàu thủy
Bởi một con tàu có thể lên tới nhiều vạn chi tiết. Mà những chi tiết để cấu thành con tàu nhà máy đóng tàu. Không tự làm được mà phải có công nghiệp phụ trợ cung cấp. Trong khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ nước ta có tỷ lệ nội địa hóa chưa nhiều. Nguồn vật tư như sắt thép, máy móc, máy chính, các hệ thống máy phụ, trang thiết bị, vi khí hàng hải… vẫn chủ yếu đi nhập từ nước ngoài.
Tàu thuỷ là một ngành công nghiệp lớn, đa dạng về chủng loại
Việc đóng tàu liên quan mật thiết đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Đặc biệt là lĩnh vực cơ khí, luyện kim. Một số lĩnh vực chính như sản xuất thép đóng tàu, chế tạo, lắp ráp thiết bị, máy móc cơ khí thuỷ, điện, điện tử, tự động hóa, vật liệu mới. Vì thế, việc phát triển được những lĩnh vực công nghiệp phụ trợ này sẽ tạo ra cơ hội tốt cho đóng tàu Việt Nam. Để tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Khi doanh nghiệp đóng tàu phát triển
Cũng sẽ kéo theo hàng loạt doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí cùng phát triển. Đặc thù ngành đóng tàu cũng như ngành cơ khí có tỷ suất lợi nhuận không cao. Nhưng có tác động lan tỏa lớn đến nền kinh tế, có thể thúc đẩy nhiều ngành cùng phát triển.
Tuy nhiên, đóng tàu là một ngành công nghiệp dài hạn:
Nên doanh nghiệp muốn tồn tại và trụ vững được đòi hỏi phải rất trường vốn. Song đa số các doanh nghiệp đóng tàu hiện đều khó khăn về vốn. Mà chi phí lãi suất vay ngân hàng tại Việt Nam thường cao hơn lãi vay trên thế giới. Nhà nước cần nghiên cứu gói vay với lãi suất ưu đãi cho các đơn vị đóng tàu. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng với chủ tàu nước ngoài đối với những sản phẩm được đánh giá là hiệu quả. Cũng có thể học hỏi từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản đang là những quốc gia có ngành công nghiệp đóng tầu phát triển đột phá.
Một vấn đề rất quan trọng trong ngành đóng tàu là nhân lực
Nhân lực phải đáp ứng được tiến độ thi công để không kéo dài thời hạn hợp đồng vì càng kéo dài thời gian thi công doanh nghiệp càng thua thiệt. Muốn khắc phục được tình trạng chậm tiến độ phải chuẩn bị được nguồn nhân lực thật tốt. Sẵn sàng thích ứng được với tiến độ do chủ hàng yêu cầu. Nguồn nhân lực bây giờ không những phải đáp ứng được về trình độ. Mà còn phải cập nhật cả kiến thức công nghệ đóng tàu mới, hiện đại.
Do đó, Nhà nước cần sớm có các cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực; đồng thời có các giải pháp về thuế, điều kiện vay, lãi suất vay vốn ngân hàng… để thúc đẩy ngành đóng tàu phát triển.
Hãy cùng Biển Đông chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin về lĩnh vực này nhé.
CÔNG TY TNHH TM XNK BIỂN ĐÔNG
- VP tại HCM: 51/12/13 Trần Thị Trọng, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM.
- Phone: 086 9229 639 – 0919 103 555
- Website: https://tuikhibiendong.com
- Email: tuikhibiendong@gmail.com
- Fanpage:https://www.facebook.com/TUIKHIBIENDONG